Xã hội phát triển, nhu cầu vệ sinh công nghiệp ngày càng tăng. Nhưng bạn đã hiểu rõ vệ sinh công nghiệp là gì? Quy trình, hạng mục trong quy trình vệ sinh công nghiệp như thế nào? Cùng đơn vị quản lý tòa nhà Nhật Bản Asahi Japan tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
I. Vệ sinh công nghiệp là gì?
Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt bao gồm:
- Dịch vụ vệ sinh bên ngoài dành cho các công trình (văn phòng, nhà máy, cửa hàng, cơ quan và các khu nhà đa mục tiêu khác).
- Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp dành cho các khu nhà (làm sạch cửa sổ, ống khói, lò sưởi, lò thiêu, ống thông gió,…)
- Vệ sinh, bảo dưỡng bể bơi ở các khu cho thuê bể bơi.
- Vệ sinh máy móc công nghiệp, máy móc nhà xưởng, khu công nghiệp
- Vệ sinh tàu hỏa, xe buýt,…
- Vệ sinh mặt đường
- Dịch vụ tẩy uế, tiệt trùng
- …
Vậy vệ sinh công nghiệp là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản, Vệ sinh công nghiệp là sự kết hợp giữa làm vệ sinh truyền thống bằng tay chân với sự trợ giúp của các trang thiết bị, máy móc, hóa chất chuyên dụng, phương pháp tối ưu hiện đại cho các công trình chuyên biệt.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp ngày càng phát triển và tỉ lệ thuận với sự gia tăng các tòa nhà, văn phòng, nhà máy. Nhu cầu dọn vệ sinh đảm bảo môi trường sạch, đẹp cho cư dân, nhân viên tòa nhà.
Có 2 loại hình dịch vụ vệ sinh công nghiệp thông dụng:
- Hàng ngày: làm sạch từng phần, toàn bộ công trình đang sử dụng, hoạt động mang tính lắp đặt,…
- Định kỳ: Tổng vệ sinh công trình với việc vệ sinh đánh bóng sàn, vệ sinh kính, khung nhôm, vệ sinh sau xây dựng.
II. Mục đích vệ sinh công nghiệp
Nếu chỉ đơn giản là làm vệ sinh, làm sạch công trình thì không cần đến vệ sinh công nghiệp. Tuy nhiên, đến với sử dụng vệ sinh công nghiệp sẽ đạt được nhiều hơn một không gian sạch sẽ.
Mục đích của vệ sinh công nghiệp trong dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà, quản lý tòa nhà văn phòng:
- Tiết kiệm chi phí, tiền bạc
- Tiết kiệm công sức
- Tăng chất lượng làm sạch
- Tiết kiệm thời gian
- Tăng tuổi thọ của bất động sản
III. Đối tượng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Đối tượng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp thường là các tòa nhà có quy mô và không gian lớn như:
- Các tòa nhà chung cư, văn phòng
- Trường học
- Trung tâm thương mại
- Nhà máy, xí nghiệp
- Bệnh viện
IV. Công việc vệ sinh công nghiệp
Vệ sinh công nghiệp là làm sạch cho các công trình thông qua sự kết hợp của người làm vệ sinh với máy móc, thiết bị, công cụ hiện đại. Cụ thể thì vệ sinh công nghiệp được chia thành các nhóm công việc khác nhau:
- Tổng vệ sinh: tổng vệ sinh, làm sạch, bảo trì tòa nhà. Vệ sinh tổng thể thường được thực hiện sau khi tòa nhà xây dựng xong hoặc được triển khai theo định kỳ.
- Vệ sinh thường xuyên: đây là công việc vệ sinh công trình hàng ngày, đặc biệt là những nơi nhiều người tiếp xúc.
- Vệ sinh định kỳ: Vệ sinh những nơi ít chạm tới, những nơi không dễ dàng và thuận tiện để vệ sinh thường xuyên: bảo dưỡng sàn, giặt thảm, giặt rèm, mặt kính trên cao,…
Công việc của vệ sinh công nghiệp bao gồm:
- Vệ sinh sàn, trần nhà
- Vệ sinh cầu thang, lan can, tay vịn, bếp
- Vệ sinh bàn ghế, giường tủ.
- Vệ sinh toilet, các thiết bị vệ sinh
- Vệ sinh cửa đi, cửa sổ
- Vệ sinh thiết bị văn phòng, máy lạnh
- Giặt thảm, giặt ghế nội thất
- Vệ sinh vật liệu trang trí nội thất
- Vệ sinh khu vực công cộng hành lang, lối đi
- Đánh bóng sàn, phủ bóng sàn, phục hồi sàn
- Chăm sóc vườn cây cảnh
>>>||Xem thêm: Cách chăm sóc cây cảnh văn phòng, tạo không gian xanh sạch
V. Các hạng mục vệ sinh công nghiệp
Từ các khái niệm trên thì bạn đã biết được các hạng mục trong vệ sinh công nghiệp gồm những gì? Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn hãy cùng Asahi Japan tìm hiểu 9 hạng mục công việc trong vệ sinh công nghiệp.
1. Vệ sinh tòa nhà văn phòng
Đối với các tòa nhà văn phòng, nhân viên cần làm vệ sinh bên trong, bên ngoài, tầng hầm, ngoại cảnh,… các công việc thông thường trong quy trình vệ sinh tòa nhà văn phòng (lau cửa sổ các tòa nhà cao tầng,…) Đây là công việc phổ biến khi vệ sinh các tòa nhà văn phòng.
2. Vệ sinh khu nhà chung cư
Chung cư tại các thành phố lớn ngày càng nhiều do đó cũng kéo theo nhu cầu vệ sinh cũng tăng lên. Vệ sinh các khu vực chung của căn hộ:
- Mặt ngoài căn hộ
- Kho chứa hàng dưới tầng hầm
- Sảnh ra vào
- Hành lang
- Sân thượng
- …
Công việc vệ sinh công nghiệp của chung cư sẽ do ban quản lý chung cư chịu trách nhiệm triển khai.
3. Vệ sinh bệnh viện
Làm vệ sinh công nghiệp tại bệnh viện sẽ được triển khai tại các khu vực như khoa khám bệnh, phòng bệnh, phòng mổ, hành lang chung, nhà vệ sinh bệnh viện, phân loại rác thải y tế,…
Đối với đội ngũ nhân viên vệ sinh bệnh viện đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao bởi đây là môi trường đặc thù, dễ xảy ra lây nhiễm chéo và nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
4. Vệ sinh trường học
Nhằm đảm bảo môi trường học tập, giảng dạy an toàn, sạch sẽ cho cán bộ nhân viên nhà trường và học sinh, sinh viên. Hiện nay, làm vệ sinh công nghiệp trường học gồm vệ sinh các khu vực trong trường mầm non, cấp 1, cấp 2, cao đẳng – đại học.
5. Vệ sinh khu đô thị
Vệ sinh khu đô thị là sự kết hợp của loại hình vệ sinh bất động sản và vệ sinh cảnh quan. Hoạt động có thể điểm qua trong quy trình này là vệ sinh ngoài trời, vệ sinh siêu thị, trung tâm thương mại trong khu đô thị, vệ sinh chung cư tại khu đô thị,…
6. Vệ sinh khu nghỉ dưỡng, khách sạn
Nhu cầu nghỉ dưỡng, khách sạn thường tập trung vào việc vệ sinh buồng phòng là chính. Ngoài ra còn vệ sinh tầng phòng, ngoại cảnh, sảnh chính,…
7. Vệ sinh trung tâm thương mại, siêu thị
Trung tâm thương mại, siêu thị là những địa điểm vui chơi giải trí của đa số người dân bởi nơi đây có các tiện ích tập trung. Hơn nữa, lượng người ra – vào trung tâm thương mại hàng ngày là rất lớn nên việc vệ sinh là vô cùng cần thiết.
Vệ sinh công nghiệp trong trung tâm thương mại, siêu thị sẽ bao gồm các công việc như vệ sinh ngoại thất, hầm, sảnh, lối đi giữa các quầy bán hàng, phòng ăn,…
8. Vệ sinh khu công nghiệp
Vệ sinh nhà xưởng, khu công nghiệp gồm công việc vệ sinh khu vực ngoài trời, khu văn phòng, khu sản xuất trong khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần tiến hành vệ sinh trần, tường, sàn, máy móc, nhà tắm, phòng thay đồ, phòng ăn,…
9. Vệ sinh khu vực công cộng, phương tiện
Triển khai tại các khu vực như: đường phố, chăm sóc cây xanh trên đường phố,… Nhìn chung, vệ sinh các địa điểm công cộng sẽ do công ty môi trường phụ trách. Còn đối với việc vệ sinh các phương tiện như: tàu hỏa, máy bay,… sẽ bao gồm làm vệ sinh và bảo dưỡng.
VI. Quy trình vệ sinh công nghiệp chuẩn
Để đạt được hiệu quả mong muốn, cần xây dựng quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà khoa học, chi tiết.
1. Khảo sát thực tế
- Đầu tiên, cần khảo sát thực tế về địa hình, quy mô cũng như loại hình công trình cần vệ sinh công nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn triển khai công việc vệ sinh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Khảo sát thực tế công trình gồm kiểm tra độ cao, diện tích công trình, xác định từng khu cần xử lý nhằm trang bị máy móc thiết bị phù hợp.
- Khảo sát thực tế công trình giúp đơn vị vệ sinh xác định được mức độ ô nhiễm của từng khu vực. Từ đó sử dụng hóa chất, nhân lực, thiết bị cần thiết để đáp ứng được tiến độ và yêu thích của khách hàng.
- Đây là khâu quan trọng quyết định chi phí cho vệ sinh công nghiệp.
2. Chuẩn bị thiết bị, hóa chất đầy đủ
Sau khi hoàn thành quá trình khảo sát thực tế và có số liệu, đội ngũ nhân viên vệ sinh sẽ phụ trách chuẩn bị thiết bị dụng cụ, hóa chất đặc trưng để công việc diễn ra nhanh chóng và mang lại kết quả tốt nhất.
Danh sách các thiết bị dụng cụ đội ngũ nhân viên vệ sinh cần chuẩn bị:
- Máy chà sàn: chà sàn cứng, loại bỏ nhanh chóng mọi vết bẩn
- Xe quét rác: loại bỏ nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian và nhân lực
- Máy đánh bóng sàn: dùng để đánh bóng các loại đá (đá hoa cương, đá granit) giúp bề mặt luôn được sáng bóng
- Máy hút bụi – nước: dùng để hút bụi và nước trước – sau khi chà sàn, thảm
- Máy phun rửa áp lực: dùng để xịt rửa sàn, rửa tường với áp lực cao
- Máy sấy thảm: chuyên làm sạch thảm sâu và làm khô thảm chỉ trong vài phút, mang lại hiệu quả giặt sạch tối đa.
3. Tiến hành công việc
Vệ sinh công nghiệp có thể được thực hiện khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại hóa chất, dụng cụ. Quy trình vệ sinh cần được triển khai theo nguyên tắc từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, trước ra sau từ trong ra ngoài để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Thông thường, quy trình vệ sinh công nghiệp được chia thành 3 bước:
- Làm sạch phần thô
- Làm sạch phần tinh
- Hoàn thành
VII. Yêu cầu đối với đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Ngành nghề kinh doanh vệ sinh công nghiệp có tiềm năng phát triển to lớn ở nước ta khi ngày càng nhiều các công trình được xây dựng. Các công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Đội ngũ nhân viên:
-
- Đội ngũ nhân viên vệ sinh đông đảo, được đào tạo bài bản
- Đội ngũ giám sát vệ sinh có trách nhiệm và thuần thục các kỹ năng
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật đảm bảo sự hoạt động tốt của các loại máy móc
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, nhân viên đào tạo,…
- Cơ sở vật chất:
-
- Hệ thống máy móc, thiết bị vệ sinh hiện đại, đầy đủ (máy chà sàn, máy hút bụi,…)
- Hệ thống các loại công cụ, dụng cụ hỗ trợ vệ sinh đầy đủ
- Hệ thống các loại hóa chất vệ sinh làm sạch tốt, độ an toàn cao
- Quy trình – tiêu chuẩn:
-
- Quy trình quản lý tốt, điều phối nhân công, máy móc, thiết bị vệ sinh hợp lý
- Xây dựng quy trình vệ sinh công nghiệp chi tiết cho các hạng mục công trình
- Có bộ tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cho từng bề mặt, khu vực để dễ dàng đánh giá chất lượng vệ sinh.
Asahi Japan là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà, chung cư chuyên nghiệp. Asahi Japan cam kết cung cấp cho tòa nhà đội ngũ lễ tân, an ninh, nhân viên vệ sinh được đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Vì vậy, bạn có thể yên tâm về chất lượng vệ sinh các tòa nhà mà Asahi Japan quản lý.
||Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: T.18 Tòa nhà Center Building, 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại (Phone): 0918.650.033
- Website: https://asahijapan.com/
Lời kết
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vệ sinh công nghiệp là gì, gồm những hạng mục gì? Mong rằng có thể giúp bạn lựa chọn được dịch vụ và đơn vị vê sinh công nghiệp uy tín chất lượng.
||Có thể bạn quan tâm: