Quy trình bảo trì hệ thống PCCC cho tòa nhà cần nắm vững

5/5 - (3 votes)

Tiến hành bảo trì hệ thống PCCC an toàn, đạt chuẩn phải tốn rất nhiều nhân lực, thời gian và chi phí. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ chi tiết về quy trình bảo trì hệ thống PCCC.

I. Tại sao phải bảo trì hệ thống PCCC định kỳ?

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Ban quản lý chung cư, tòa nhà văn phòng cần triển khai bảo trì – bảo dưỡng hệ thống PCCC để đảm bảo các thiết bị báo cháy, máy bơm nước hoạt động ổn định tốt nhất khi có sự cố xảy ra. Nhờ đó, cư dân sẽ được đảm bảo an toàn giảm thiểu thiệt hại về cơ sở vật chất khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Định kỳ bảo dưỡng hệ thống PCCC còn giúp cho dịch vụ quản lý tòa nhà được nâng cao trong mắt khách hàng.

II. Quy định bảo trì hệ thống PCCC

Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 đã quy định rõ về việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC. Quy định được chia rõ ra làm 2 nội dung:

1. Hệ thống báo cháy tự động

Thông tư 52/2014/TT-BCA điều 26 có nêu rõ hệ thống báo cháy tự động khi đưa vào hoạt động cần phải kiểm tra ít nhất 2 lần/năm. Vì vậy, ban quản lý nhà chung cư, quản lý trung tâm thương mại đều cần triển khai các hoạt động kiểm tra hệ thống báo cháy nhằm đảm bảo chất lượng và khả năng hoạt động của thiết bị.

2. Hệ thống chữa cháy tự động

Bảo trì hệ thống PCCC
Hệ thống chữa cháy tự động

Điều 27, thông tư 52/TT-BCA nhà nước đã quy định việc bảo dưỡng hệ thống tự động và bán tự động cần triển khai định kỳ 1 lần/năm. Kiểm tra, bảo trì hệ thống phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về quy định PCCC.

||Tham khảo: Tiêu Chuẩn Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) Nhà Cao Tầng

III. Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC

Tùy theo hệ thống PCCC của mỗi tòa nhà mà việc bảo trì hệ thống PCCC sẽ khác nhau. Thông thường, các quy trình bảo trì hệ thống thông báo cháy được liên kết thành chuỗi hoạt động liền mạch và tuần tự.

1. Bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy thực hiện giám sát liên tục tự động 24/24. Với những dấu hiệu phát sinh đám cháy, hệ thống báo cháy sẽ thông báo đầy đủ thông tin ngay lập tức. Vì vậy, nhân viên bảo trì tòa nhà cần phải đáp ứng yêu cầu cả phần cứng, phần mềm của thiết bị báo cháy.

Bảo trì hệ thống PCCC
Bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy bao gồm các bước sau:

  • Vệ sinh thường xuyên tủ báo cháy thuộc trung tâm hệ thống
  • Vệ sinh nút khẩn cấp và kiểm tra mức độ hư hỏng của thiết bị
  • Kiểm tra đấu nối thiết bị đường dây phát tín hiệu
  • Liên tục rà soát đầu nối liên kết toàn bộ hệ thống bảo trì – bảo  dưỡng hệ thống PCCC

2. Bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là thiết bị báo cháy vòi xả kín ở chế độ thường trực. Khi nhiệt độ môi trường đạt đến mức độ nhất định thì sẽ kích hoạt vòi phun nước tự động. Do đó, hệ thống chỉ có khả năng chống cháy theo điểm nhất  định và nơi có nguy cơ cháy thấp nhất.

Các bước bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC Sprinkler:

  • Tháo đầu phun khỏi hệ thống
  • Vệ sinh, kiểm tra tình trạng chi tiết của đầu phun
  • Khử cặn đường ống cấp nước
  • Kiểm tra hệ thống van và điều khiển bơm
  • Bảo trì bơm chữa cháy

3. Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường

Hệ thống chữa cháy vách tường được lắp đặt phổ biến ở các công trình lớn. Hệ thống chữa cháy vách tường được cung cấp bởi hệ thống bơm tự động và hệ thống họng lấy nước. Chỉ cần mở khóa van tại tủ PCCC, ngay lập tức dòng nước áp lực cao sẽ phun ra để chữa cháy.

quy định bảo trì hệ thống pccc
Bảo dưỡng hệ thống chữa cháy vách tường

Các bước bảo trì hệ thống PCCC vách tường:

  • Kiểm tra  thường xuyên, sửa chữa hư hỏng nhẹ, đảm bảo thiết bị ở đúng vị trí
  • Kiểm tra nguyên liệu cho hệ thống: máy bơm xăng, diesel, đường ống, sprinkler, valve cứu hỏa.
  • Chạy máy bơm 5 – 15 phút để kiểm tra hệ thống bảo dưỡng hệ thống PCCC
  • Kiểm tra cầu giao, điều khiển máy bơm thường xuyên
  • Xem máy bơm có bị quá nhiệt, quá tải không?
  • Kiểm tra các đồng hồ volt, ampe xem điện áp nguồn thế nào?
  • Kiểm tra thiết bị đo lường điện áp
  • Kiểm tra tiếp điểm đầu rơ le và điểm ngắt hẹn giờ
  • Kiểm tra máy bơm PCCC dầu diesel có tăng nhiệt vượt quy định và tốc độ quay có bình thường và bị rò rỉ dầu nhớt
  • Xem hoạt động đường ống dẫn nước PCCC dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ không và đồng hồ đo áp lực nước còn hoạt động không?

4. Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy

Máy bơm PCCC là thiết bị quan trọng trong các công trình lớn. Đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và PCCC. Máy bơm có tác dụng cung cấp nước với áp lực cao tới các hệ thống chữa cháy. Máy bơm thường được trang bị cho các nhà máy xí nghiệp, các tòa nhà chung cư cao tầng. Có 2 loại máy bơm thường được sử dụng (Diesel, điện, dầu).

Các bước bảo trì hệ thống máy bơm PCCC:

  • Kiểm tra bulong, ốc vít bắt chặt trên các bộ phận
  • Kiểm tra nước làm mát cho máy bơm cứu hỏa, nhiên liệu luôn đầy đủ, dầu bôi trơn đảm bảo đúng mức quy định, không bị rò chảy.
  • Kiểm tra hệ thống điện dẫn truyền, bắt chặt bình ắc quy với kệ đỡ
  • Khởi động động cơ máy bơm PCCC, kiểm tra độ kín của các chân zoong mồi nước. Đặc biệt là dầu bôi trơn đối với máy khi hút chân không.
  • Kiểm tra các trang thiết bị phụ trợ chữa cháy tại đúng vị trí.

5. Bảo trì hệ thống thoát hiểm, chiếu sáng khẩn cấp

Hệ thống đèn chiếu sáng cho các cửa thoát hiểm, đèn báo hiệu sự cố hoạt động liên tục 24/24h. Đối với đèn chiếu sáng khẩn cấp, thiết bị chỉ hoạt động khi hệ thống điện chính bị ngắt. Khi phát hiện sự cố, đèn chiếu sáng có tác dụng hướng dẫn chỉ đường cho người trong tòa nhà khi có tai nạn tới khu vực an toàn.

Bảo trì hệ thống PCCC
Bảo trì hệ thống chiếu sáng khẩn cấp thoát hiểm

Bảo trì hệ thống chiếu sáng PCCC gồm:

  • Ngắt điện tạm thời khu vực thi công bảo trì điện
  • Làm vệ sinh bụi bẩn bám trên các thiết bị chiếu sáng
  • Kiểm tra đường dẫn điện xem có hư hỏng gì không, thay thế nếu phát hiện bị hư hỏng
  • Thay thế các bóng đèn bị mờ, hết hạn sử dụng, hỏng
  • Kiểm tra bình điện, dung lượng của đèn
  • Kiểm tra lại các thiết bị được thay thế

6. Bảo trì hệ thống bình chữa cháy

Bình cứu hỏa là thiết bị được hầu hết các nhà đầu tư đều lắp đặt trong tòa nhà, chung cư văn phòng. Nó đơn giản dễ dùng và có thể trang bị ở mọi nơi, mọi công trình. Ngoài ra, trang bị bình chữa cháy là quy định bắt buộc của luật PCCC. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà khi có sự cố bất chợt xảy ra.

Bảo trì hệ thống PCCC
Bảo trì bình chữa cháy

Yêu cầu bảo dưỡng bình chữa cháy:

  • Bảo trì bình chữa cháy 1 lần/ năm
  • Được đánh giá bởi công ty sản xuất dù chưa hay đã qua sử dụng
  • Nạp sạc, dán tem định kỳ trên mỗi bình cứu hỏa

Nếu không thực hiện thường xuyên sẽ có nguy cơ bị rò rỉ do thời tiết, hư hỏng chốt an toàn, bột trong bình đặc cứng, áp suất trong bình bị giảm

7. Bảo trì, bảo dưỡng đầu báo khói – báo cháy

Lắp đặt bảo trì hệ thống PCCC như vòi phun nước, đầu báo khói cần được tiến hành thường xuyên. Trang bị sẽ giúp hạn chế rủi ro tài sản và con người tại các tòa nhà.

Các bước kiểm tra hệ thống bảo trì, đầu báo khói, báo cháy:

  • Bước 1: chuẩn bị thang chữ A, đồng hồ điện áp, bút thử điện, chổi, khăn
  • Bước 2: tháo đầu khói 1 góc 30 độ
  • Bước 3: kiểm tra điện áp 18-24V bằng đồng hồ đo điện
  • Bước 4: vệ sinh thiết bị đầu khói và đầu báo cháy

8. Bảo trì tủ điện của hệ thống bơm PCCC

Bảo trì hệ thống PCCC
Bảo trì tủ điện hệ thống bơm PCCC

Bảo dưỡng hệ thống PCCC cần trang bị theo quy định của bộ luật PCCC. Với việc bảo dưỡng tủ điện, cần phải xử lý kịp thời sự cố hỏa hoạn cũng như hạn chế các thiệt hại do đám cháy gây ra. Đồng thời nhân sự bảo dưỡng cần phải chuẩn bị theo quy trình bảo trì hệ thống PCCC theo các bước cơ bản:

  • Bước 1:  Treo biển bảo dưỡng tại khu vực cửa ra vào nơi bảo dưỡng
  • Bước 2: Mở tủ khóa, tắt aptomat điều khiển, tắt nguồn điện cho máy bơm và Aptomat bơm tổng.
  • Bước 3: Kiểm tra lại bằng cách dùng bút thử điện test lại xem đã hoàn toàn ngắt điện hay chưa.
  • Bước 4: Dùng chổi sơn lau dọn bụi bẩn trong tủ. Dọn sạch từ trên xuống dưới, trong các khe của các thiết bị một cách kỹ lưỡng
  • Bước 5: Dùng máy hút bụi cầm tay hút bụi bẩn mới quét xong
  • Bước 6: Kiểm tra các role có bị lỏng không, nếu lỏng thì dùng tô vít xiết lại cho chặt, kiểm tra các đầu mút đầu mút có bị biến dạng hay không khi có dòng điện chạy qua đó phát sinh nhiệt
  • Bước 7: dùng tô vít siết lại toàn bộ ốc vít trong hệ thống đảm bảo đủ chắc chắn
  • Bước 8:  để dây điện gọn gàng
  • Bước 9: Dùng khăn lau sạch bên ngoài, xung quanh tủ
  • Bước 10: Điều chỉnh các nút điều khiển phía ngoài tủ
  • Bước 11: Đóng điện trở lại (ngược lại với quy trình ngắt điện lần lượt như khi ngắt điện)
  • Bước 12: Đóng tủ, tháo biển cảnh báo bảo dưỡng

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý tòa nhà chung cư hiệu quả

IV. Tần suất bảo trì – bảo dưỡng hệ thống PCCC tại các tòa nhà

Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.

Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.

+ Đối với thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục VIII Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

Các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọtsau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan. Các thiết bị đó gồm:

  • Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy
  • Van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.
  • Ông phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại.
  • Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại

Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 , TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).

V. Đơn vị bảo trì hệ thống PCCC chuyên nghiệp

Trên thị trường có rất nhiều công ty bảo trì hệ thống PCCC. Công việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị yêu cầu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về hệ thống PCCC.  Đông thời, đội ngũ bảo trì cần hiểu rõ các tính năng, tác dụng của mỗi hệ thống riêng lẻ trong hệ thống chung PCCC.

Công ty quản lý vận hành tòa nhà - Asahi Japan
Công ty quản lý vận hành tòa nhà – Asahi Japan

Hiểu được tâm tư của nhà đầu tư, Asahi Japan luôn đề cao chất lượng dịch vụ quản lý tòa nhà, đảm bảo an toàn con người, tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà những tòa nhà do Asahi Japan quản lý vận hành luôn được đảm bảo an toàn.

Một số tòa nhà do Asahi Japan quản lý vận hành:

  • Flora Fuji
  • Green pearl
  • Giai Việt b2 samland
  • ….

||Thông tin liên hệ:

Lời kết

Qua bài viết trên, Asahi Japan đã giúp bạn hiểu được phần nào về bảo trì hệ thống PCCC. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm thêm về dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà theo tiêu chuẩn Nhật Bản liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0918.650.033 để nhận tư vấn trực tiếp.

>>>Bài viết tham khảo khác: