Bạn có thắc mắc trong tòa nhà sẽ sử dụng những nguồn năng lượng nào để vận hành hoạt động. Vậy quản lý năng lượng trong tòa nhà là gì? Cùng Đơn vị quản lý tòa nhà Asahi Japan tìm hiểu quy trình quản lý năng lượng tòa nhà chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. Quản lý năng lượng trong tòa nhà là gì?
Năng lượng trong tòa nhà là tổng hợp các năng lượng dùng để vận hành hoạt động của bất động sản. Các nguồn năng lượng được phát sinh dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng và chủ tòa nhà.
Quản lý năng lượng trong tòa nhà là công việc giám sát, kiểm tra và điều khiển các năng lượng được sử dụng. Quá trình quản lý này sẽ giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm, tối ưu các nguồn năng lượng trong tòa nhà. Ngoài ra, quản lý năng lượng còn giúp cho các hoạt động trong tòa nhà được diễn ra bình thường và hiệu quả hơn.
Quản lý tòa nhà cần sử dụng các thiết bị, hệ thống:
- Hệ thống máy điều hòa không khí
- Các thiết bị viễn thông
- Hệ thống ánh sáng
- Thiết bị PCCC
- Hệ thống khí đốt
- Thiết bị cấp, xử lý nguồn nước
- Thiết bị camera
- Thiết bị âm thanh, màn hình
- …
II. Tại sao cần quản lý năng lượng trong tòa nhà?
Quản lý năng lượng là bí quyết để các chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí quản lý vận hành tòa nhà, chung cư. Ngoài ra, quản lý năng lượng góp phần đảm bảo và duy trì nguồn năng lượng để cung cấp cho tòa nhà.
- Tiết kiệm năng lượng
- Giảm thiểu thiệt hại có thể ảnh hưởng xấu, giúp cho các hoạt động diễn ra được bình thường
- Làm giảm sự phụ thuộc của con người vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang trở lên khan hiếm
- Kiểm soát, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ trong tòa nhà
Kiểm soát chặt chẽ giúp giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng tối ưu nhất. Ngoài ra, ban quản lý tòa nhà chung cư, văn phòng tiến hành triển khai công việc quản lý năng lượng trong tòa nhà còn giúp:
- Giảm chi phí sử dụng năng lượng
- Giảm lượng khí carbon gây thiệt hại lớn tới môi trường
- Để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng
- Giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tăng giá hoặc thiếu nguồn điện phục vụ cho các hoạt động của tòa nhà.
III. Quy trình quản lý năng lượng trong tòa nhà hiệu quả
Để kiểm soát năng lượng tiêu thụ trong tòa nhà hiệu quả cần xây dựng quy trình quản lý hoàn chỉnh và chi tiết. Dưới đây là quy trình quản lý năng lượng mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thu thập và đo lường năng lượng tiêu thụ
Trước hết, bạn cần tiến hành phân tích các dữ liệu và nguồn năng lượng tiêu thụ thực tế khi xây dựng quy trình quản lý tòa nhà. Sau đó, hãy nghiên cứu những dữ liệu này để tiến hành cải thiện sử dụng nguồn năng lượng tòa nhà.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch quản lý năng lượng
Tiến hành lập 1 bản kế hoạch quản lý năng lượng chi tiết để hạn chế các sự cố phát sinh trong quá trình áp dụng. Bản kế hoạch cần đảm bảo các yếu tố:
- Tiêu chí của công việc quản lý năng lượng
- Giải pháp tiết kiệm nguồn năng lượng được tiêu thụ dựa trên các dữ liệu ở bước 1
- Tiến hành đo lường giải pháp và đặt ra các hành động cụ thể.
Bước 3: Nhận diện và điều chỉnh các vấn đề lãng phí năng lượng
Sau khi đã lập được bản kế hoạch quản lý năng lượng tiêu thụ cụ thể, cần thực hiện, kiểm tra và giám sát. Ở bước này, cần nhận diện và điều chỉnh những vấn đề có thể gây ra lãng phí năng lượng. Có thể dựa vào các căn cứ:
- Công việc có thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra không?
- Có những vấn đề phát sinh nào nằm ngoài kế hoạch?
Bước 4: phân tích và theo dõi kết quả
Trong quá trình quản lý năng lượng tiêu thụ trong tòa nhà theo kế hoạch, cần thường xuyên theo dõi, giám sát tiến độ áp dụng để đảm bảo công việc được thực hiện tốt nhất.
Bên cạnh đó, phân tích và theo dõi thường xuyên cũng sẽ giúp sớm phát hiện những trở ngại và giải quyết kịp thời để quy trình diễn ra theo đúng tiến độ kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra.
||Xem thêm: BMS là gì? Hệ thống quản lý tòa nhà bms thông minh hiệu quả
IV. Những yếu tố giúp hệ thống quản lý năng lượng trong tòa nhà hoạt động hiệu quả
1. Ứng dụng công nghệ hiện đại
Hệ thống quản lý năng lượng (EMS) là một hệ thống các công cụ hỗ trợ máy tính được sử dụng bởi các nhà khai thác tiện ích điện, lưới điện theo dõi, kiểm soát tối ưu hóa và hiệu suất của việc phát và/hoặc hệ thống truyền tải. Các đặc điểm mà EMS sở hữu:
- Tích hợp nhiều chức năng, kiểm soát tối ưu công việc quản lý năng lượng
- Tiết kiệm nguồn năng lượng tiêu thụ
- Đảm bảo ổn định nguồn cung cấp năng lượng, điện năng
- Kiểm tra, giám sát hệ thống điện năng
- Giám sát hệ thống điều hòa
- Giám sát tình trạng tiêu thụ năng lượng
- Lập kế hoạch tổng kết hiệu quả của việc tiết kiệm năng lượng
- Quản lý hồ sơ, sổ sách của các hệ thống
- Dự báo, phân tích nhu cầu sử dụng năng lượng
- Giám sát vấn đề cung cấp năng lượng
- Thực hiện cắt điện theo kế hoạch
2. Yếu tố con người (sử dụng kỹ năng để quản lý)
Có thể nói, dù sử dụng hệ thống nào thì cũng đc tạo ra bởi bàn tay con người và cũng nhằm mục đích phục vụ con người và do con người điều khiển vận hành. Do đó, con người chiếm vai trò quan trọng trong quản lý năng lượng. Vì vậy, hãy sử dụng yếu tố con người phù hợp để đảm bảo cho quy trình quản lý năng lượng trong tòa nhà được diễn ra thành công nhất.
Lời kết
Qua những chia sẻ của Asahi Japan về quản lý năng lượng trong tòa nhà. Chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về công việc này. Nếu vẫn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về quản lý năng lượng tòa nhà hãy liên hệ với Asahi Japan theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
||Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: T.18 Tòa nhà Center Building, 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại (Phone): 0918.650.033
- Website: https://asahijapan.com/
||Bài viết tham khảo khác:
- Quản Lý Kỹ Thuật Tòa Nhà: Quy Trình, Công Việc Thực Hiện
- Hệ thống quản lý an ninh tòa nhà gồm những hạng mục nào?
- Bảo Trì Tòa Nhà | Quy Trình & Chi Phí Bảo Trì Kỹ Thuật