Quy định về quỹ bảo trì nhà chung cư với chủ đầu tư, cư dân

Các chủ đầu tư thường không nắm rõ quy định về quỹ bảo trì nhà chung cư dẫn tới tranh chấp với cư dân. Cùng Đơn vị quản lý tòa nhà Nhật Bản Asahi Japan tìm hiểu về các quy định và các vấn đề tài chính trong quỹ bảo trì quản lý tòa nhà chung cư.

1. Quy định pháp luật về bảo trì nhà chung cư

Dưới đây là những quy định theo pháp luật với quỹ bảo trì nhà chung cư đối với chủ đầu tư. Ban quản lý vận hành bất động sản cần nắm rõ các quy định này để triển khai các công việc liên quan đến bảo trì tòa nhà.

Quy định về phí bảo trì nhà chung cư

  • Theo điều 107 luật nhà ở 2014, chủ sở hữu chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhằm đảo bảo phí vận hành tòa nhà.
  • Theo điều 108 luật nhà ở 2014, các chủ sở hữu đều đóng góp kinh phí bảo trì nhà chung cư cho phần sở hữu chung.
  • Theo điều 109 luật nhà ở 2014, Việc sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư vào phần sở hữu chung.
  • Theo điều 110 luật nhà ở 2014, các quy trình bảo trì việc quản lý hồ sơ bảo trì tòa nhà chung cư phải được thực hiện theo luật về xây dựng.

2. Nguyên tắc bảo trì chung cư theo luật nhà nước

Theo điều 32 thông tư 02/2016/TT-BXD, các nguyên tắc bảo trì nhà chung cư:

  • Chủ sở hữu chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng những vẫn phải duy trì chất lượng nhà ở và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Việc bảo trì phần sở hữu riêng không được ảnh hưởng đến công trình, thiết bị thuộc sở hữu chung cũng như phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác.
  • Chủ sở hữu và ban quản trị chung cư chỉ được thuê đơn vị quản lý chung cư có đủ năng lực tương ứng với công việc cần bảo trì.
  • Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư mới được phép thực hiện bảo rtif phần sở hữu chung.

>>>||Xem thêm: Dịch vụ quản lý chung cư cao tầng, mô hình quản lý hiệu quả

3. Quy định về phí đóng bảo trì nhà chung cư

Trong điều 108 luật nhà ở năm 2014, quy định nộp phí nhà chung cư được xác định thông qua các tiêu chí:

  • Phí bảo trì phần sở hữu chung mà người mua hoặc thuê nhà phải nộp 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích.

Quy định về phí bảo trì nhà chung cư

  • Khi nhận bàn giao nhà, người mua hoặc thuê phải đóng toàn bộ phí bảo trì nhà chung cư cho chủ đầu tư hoặc người được ủy nhiệm thu hộ. Phí bảo trì phải được quy định rõ ràng, chi tiết trong hợp đồng.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm trực tiếp thu phí từ người mua hoặc thuê trong thời hạn 7 ngày. Sau đó, chủ đầu tư tiến hành gửi tổng số tiền thu được vào tài khoản tiết kiệm.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao phí bảo trì nhà chung cư sang ban quản trị trong 7 ngày tiếp theo cả hai phải thống nhất hồ sơ quyết toán số liệu phí bảo trì.

4. Quy định về sử dụng kinh phí bảo trì đối với chủ đầu tư, ban quản trị nhà chung cư

Theo như điểm C, khoản 3, điều 102 luật nhà ở 2014, việc sử dụng quỹ bảo trì tòa nhà chung cư phải tuân theo quy định sau:

  • Phí bảo trì được sử dụng như thế nào sẽ do hội nghị nhà chung cư là chủ đầu tư và ban quản trị họp và ra quyết định.
  • Kinh phí bảo trì được sử dụng vào bảo trì phần sở hữu chung phải thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành.
  • Mức giá dịch vụ quản lý vận hành sẽ được quy định theo đúng thỏa thuận hợp đồng và tuân thủ theo khung giá dịch vụ.
  • Sau khi sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư thì ban quản trị và chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm kê khai rõ ràng cho chữ sở hữu.

>>>||Xem thêm: Quy Trình Bảo Trì Điện Tòa Nhà Chi Tiết Cho Từng Hệ Thống

5. Thời gian đóng tiền quỹ bảo trì tòa nhà chung cư

Theo khoản 1, điều 108 bộ luật nhà ở 2014, quy định trong quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư gồm:

  • Ban quản trị cho chung cư muốn sử dụng kinh phí bảo trì thì cần phải có sự minh bạch rõ ràng.
  • Ban quản trị có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì.
  • Các kế hoạch bảo trì được hội nghị nhà chung cư thông qua mới được phép triển khai.
  • Bên quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có trách nhiệm chuyển tiền trong thời hạn 3 ngày cho ban quản lý. Thời gian chuyển tiền được tính kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu của ban quản trị chung cư.

Lời kết

Trên đây là những quy định về quỹ bảo trì nhà chung cư mà chủ đầu tư, cư dân cần biết để tránh xảy ra tranh chấp không cần thiết. Liên hệ với Asahi Japan theo hotline: 0918.650.033 để được tư vấn về dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư chuyên nghiệp.

||Thông tin liên hệ:

>>>||Xem thêm: