7 Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại tăng doanh thu

5/5 - (3 votes)

Nếu bạn đang tìm chia sẻ kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại thì bài viết này cùng công ty quản lý vận hành tòa nhà Nhật Bản Asahi Japan sẽ tổng hợp những kinh nghiệm quản lý tòa nhà hiệu quả.

1. Chiến lược gia tăng khách hàng tiềm năng

Nhóm khách hàng tiềm năng là những người có tỷ lệ sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. Vì vậy, ban quản lý trung tâm thương mại có thể thực hiện các hoạt động để mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng.

Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại
Thu hút khách hàng tiềm năng qua các hoạt động chương trình

Bạn có thể tham khảo các hoạt động sau:

  • Tổ chức các sự kiện thu hút khách hàng: các ngày lễ lớn – nhỏ khác nhau: các ngày nghỉ cuối tuần, black friday, ngày cuối năm hoặc bạn quản lý tự lên kế hoạch tổ chức các sự kiện – chương trình quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Lên kế hoạch truyền thông: thực hiện hoạt động thuê các KOL đến các trung tâm thương mại chia sẻ trải nghiệm. (KOL là những người có tầm ảnh hưởng tới một cộng đồng nhất định, sẽ tác động lên nhận thức của người tiêu dùng, khiến quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn.
  • Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại: chương trình giảm giá, khuyến mãi vẫn luôn là các hoạt động mang lại hiệu quả từ xưa đến nay.
  • Giới thiệu sản phẩm của các thương hiệu lớn: đối với nhiều người thì đến TTTM sẽ có nhiều thương hiệu, nhãn hàng lớn – nổi tiếng. Vì vậy, hãy tận dụng lợi thế này để thực hiện quảng bá TTTM đến nhiều người tiêu dùng hơn.

2. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh trung tâm thương mại. Bạn có thể tham khảo một số loại hình dịch vụ sau:

  • Hệ thống các cửa hàng ăn uống
  • khu vực cho trẻ em, người lớn vui chơi giải trí
  • Khu vực để người mua sắm nghỉ ngơi
  • Cửa hàng dịch vụ spa thư giãn
  • Siêu thị
  • Rạp chiếu phim
  • Cửa hàng quần áo
  • Đồ gia dụng
  • Hội nghị
  • Các loại văn phòng cho thuê
Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại
Có cửa hàng dịch vụ ăn uống trong TTTM

3. Đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong TTTM

Trong quy trình quản lý trung tâm thương mại, hoạt động giám sát cần phải được đảm bảo an toàn về cả tài sản lẫn tính mạng cho khách hàng. Hàng ngày số người đến TTTM cao nên tình trạng mất cắp đồ rất dễ xảy ra. Vì vậy, ban quản lý cần lên kế hoạch để giám sát chặt chẽ. Trong đó, đội ngũ bảo vệ trung tâm thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát an ninh từng khu vực của TTTM theo kế hoạch mà ban quản lý tòa nhà đề ra.

Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại
Giám sát, theo dõi đảm bảo an toàn cho mọi khách hàng

Ngoài ra, ban quản lý trung tâm thương mại cũng phải có quy trình xử lý các trường hợp trộm cắp cụ thể cũng như chính sách đền bù tổn thất cho khách hàng nhằm xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho trung tâm thương mại.

4. Quản lý bãi đỗ xe của trung tâm thương mại

Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe tại TTTM

Số lượng người ghé thăm trung tâm thương mại hàng ngày là rất lớn, vậy mà cần có kế hoạch chi tiết cách quản lý bãi giữ xe. Đặc biệt các giờ cao điểm thì tình trạng tắc nghẽn ở bãi đỗ xe gây ảnh hưởng lớn đến quá trình mua hàng. Đặc biệt tình trạng mất cắp luôn xảy ra ở không gian bãi giữ xe. Vì vậy việc phân chia công việc hợp lý, đảm bảo mọi hoạt động giám sát, quản lý nhân sự được diễn ra suôn sẻ (nên có nhân viên bảo vệ tuần tra hoặc túc trực theo vị trí, khu vực, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng).

5. Quản lý vận hành năng lượng TTTM

Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại
Quản lý năng lượng TTTM

Để tránh lãng phí nguồn lực, ban lãnh đạo trung tâm thương mại cần lưu ý về vấn đề quản lý năng lượng trong tòa nhà. Trong TTTM sẽ có nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động tiêu thụ điện lớn. Do vậy, để sử dụng nguồn năng lượng hợp lý, an toàn, khoa học, ban quản lý cần triển khai các công việc:

  • Xây dựng phương án tiết kiệm điện: giúp tối ưu hóa nguồn điện, tránh gây lãng phí
  • Thiết lập nguồn điện dự phòng: thiết lập nguồn điện văn phòng để đảm bảo an toàn nếu xảy ra trường hợp quá tải, chập điện.
  • Sử dụng điện một cách hợp lý: đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng các hoạt động trong trung tâm thương mại và tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

6. Tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng

Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại
Ý kiến khách hàng giúp mở rộng trong quá trình hoạt động kinh doanh TTTM

Khảo sát ý kiến khách hàng về quá trình sử dụng những sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm tại TTTM là điều cần thiết. Bằng cách này, ban quản lý vận hành trung tâm thương mại sẽ có thêm các dữ liệu để nắm bắt được mong muốn và nguyện vọng của khách hàng. Điều này sẽ giúp cho quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của trung tâm thương mại.

||Xem thêm: Mô hình quản lý trung tâm thương mại nào hiệu quả nhất

7. Sử dụng dịch vụ quản lý trung tâm thương mại

Quản lý trung tâm thương mại là công việc yêu cầu người điều hành phải xử lý nhiều hạng mục công việc và quy trình khác nhau. Để thực hiện tốt và vận hành hiệu quả cần chia nhỏ công việc và phân cho người giàu kinh nghiệm. Lựa chọn dịch vụ quản lý vận hành bất động sản Asahi Japan giúp các chủ đầu tư quản lý tòa nhà trung tâm thương mại theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

chăm sóc cây cảnh văn phòng
Asahi Japan – đơn vị quản lý vận hành TTTM

Asahi Japan là đơn vị được hình thành bởi sự hợp tác bởi Tập đoàn Xây dựng, Đầu tư và Quản lý bất động sản uy tín Nhật Bản – TOYO GROUP và Đất Xanh Miền Bắc – đơn vị phân phối & cho thuê bất động sản được lựa chọn hàng đầu Việt Nam.

Một số tòa nhà mà Asahi Japan đã và đang triển khai quản lý vận hành:

  • OPal Boulevard – Bình Dương
  • Phương Đông GREEN PARK – Hà Nội
  • Imperial Plaza – Hà Nội

||Thông tin liên hệ:

Lời kết

Mong rằng với những chia sẻ kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành trung tâm thương mại. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với Asahi Japan theo hotline: 0918.650.033 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

||Tham khảo bài viết khác: